Lâm chín ngón, phải nói là mạng lớn, kế hoạch phục thù lần nữa của Sơn đảo kết thúc đột ngột bởi 2 phát đạn Colt 45.
CUỘC ĐỜI CỦA NĂM CAM - Phần 6 |
Sơn đảo, tên thực là Vũ Đình Khánh, người gốc Hà Nội di cư, thành danh sau lần bị kết án " gian nhân hiệp đảng" xử năm năm tù đày ra Côn Đảo. Vốn là người thông minh có chút đởm lược, Sơn trở về với quyết tâm gầy dựng cơ đồ. Bằng đủ mọi biện pháp, gái va tiền, Sơn đảo lôi kéo kết thân hàng loạt sĩ quan sư đoàn dù từ cấp thiếu tá trở lên. Với sự đỡ đầu về quyền thế và sức mạnh. Sơn thâu tóm mọi quyền lợi ở khu vực Tân Bình và dần dần bành trướng lực lượng ra khắp các nơi. Cuối cùng thì Sơn cũng đã đạt được ý nguyện, toàn bộ giới giang hồ Sài Gòn đều thừa nhận vị trí số 1 của Sơn đảo. Những kẻ bất phục đều phải giữ kín trong lòng không dám ra mặt phản đối nếu không muốn mất mạng oan uổng bởi bọn lính dù nổi danh hiếu chiến.
Ơû đỉnh cao quyền lực, Sơn bắt đầu ngạo mạn.
Sơn có một nhân tình rất đẹp và hết sức thông minh, khéo chiều chuộng. Trang- tên cô gái, là vợ cũ của Lộc điên và có một đứa con trai với Lộc, vốn xuất thân là cave. Sơn chết mê chết mệt bởi tài nghệ mồi chài của Trang, khổ nỗi, như bất kỳ cô gái nào có nguồn gốc xuất thân từ giới bán phấn buôn hương nào, Trang cũng chơi trò " bắt các hai tay".
Phạm Bá Y- tức Y cà lết, xuất thân khu xóm đạo Nguyễn Bá Tòng, là một tay tổ buôn bán bạch phiến ở Sài Gòn, cùng đeo duổi theo người đẹp và tất nhiên cũng lén lút " trút lọp" của Sơn đảo không ít lần. Sơn biết và gặp hỏi Trang nhưng cô nàng chối biến, đồng thời nhỏ ít giọt nước mắt làm Sơn khó bề làm căng.
Tết năm 1974, Sơn đi cùng vài sĩ quan dù đến nhà tìm Trang theo lời mời của người đẹp. Vào đến nhà Trang, đã thấy Y cà lết lù lù có mặt cùng vài đàn em thân tín, Sơn nóng mũi nói gằn:
- Chà cũng có mặt mày ở đâu nữa hả? Đ.m., sao đến sớm thế?
Y cà lết tuy dưới cơ Sơn đảo nhưng nói chuyện quá đỗi ngạo mạn của Sơn làm y không chịu nổi. Y bèn trả lời:
- Tôi nói chuyện với anh đàng hoàng, sao anh chưởi thề?
- Aø, thằng này láo...mày muốn bắt lỗi tao hả? Sơn quát và đến tát vào mặt Y cà lết.
Dù biết kém thế nhưng Y cũng lập tức lao vào để trả miếng với Sơn. Trang thấy tình hình quá sức căng thẳng vội can ngăn, cộng thêm số tuỳ tùng của cả hai ông trùm đều không muốn xảy ra chuyện cũng lên tiếng vuốt ve cả hai anh hùng đang nổi cơn thịnh nộ.
Cuối cùng Y cà lết bỏ ra xe hơi cùng đám đàn em đi mất.
Ít lâu sau, Sơn đảo đã hầu như quên mất chuyện xung đột với Y cà lết. Sơn vẫn lui tới vũ trường Quốc Tế, nơi Trang đang làm tài pán hằng đêm.
Vào đêm định mệnh ấy, khi ra về Sơn nhận ra bánh xe của chiếc honda 90 đã bị xì xẹp lép. Đảo mắt nhìn quanh, Sơn bèn dắt bộ xe qua bên kia đường Lê Lợi, nơi còn ánh lửa bập bùng của một chỗ vá ép.
" Ê, Sơn đảo...". Một chiếc honda chạy trờ tới bên cạnh Sơn. Người ngồi sau vừa quát lớn vừa rút khẩu Colt 45 bắn luôn hai phát. Trúng đạn, Sơn ngã vật xuống...
Đến gần 2 giờ sáng Sơn trút hơi thở cuối cùng ở bệnh viện.
Nhiều nguồn dư luận khác nhau về cái chết của Sơn đảo. Có kẻ cho rằng do Sơn lấn vào lãnh địa Cây da Xà của Bảy Diệm nên bị ông trùm cờ bạc này thanh toán, nhưng riêng Năm Cam, y có thể nhận định ngay rằng chính bàn tay Y cà lết hạ thủ.
Nhiều năm sau này, trước khi ra pháp trường để đền tội do cướp của giết người, Phạm Bá Y đã thừa nhận chính y và em ruột đã phục kích bắn chết Sơn đảo để rửa mối nhục ở nhà Trang.
Bài học từ cái chết của Sơn đảo đã khiến cho Năm Cam hết sức cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, cách giao tiếp kể cả những kẻ họ xem là dưới tầm mắt. Cũng chính nhờ sự mềm dẻo trong cư xử này, Năm Cam đã giữ được an toàn cho mình và gia đình trong suốt bao nhiêu năm lăn lộn giang hồ.
Trong giai đoạn này, Năm Cam đã phải gồng gánh cho cô vợ bé ở khu gia binh căn cứ Sóng Thần của Thuỷ Quân lục chiến. Y lui tới các sòng bạc để trổ chút ngón nghề đã học được của anh Bảy Huê Kỳ và cũng tạm sống được. Ba Trình, một chủ sòng lâu đời ở khu Thị Nghè, vốn nổi danh trọng nghĩa khinh tài đã tìm cách giúp đỡ Năm Cam. Cũng tại sòng bạc này, Năm Cam đã chú ý đến một tên giang hồ mới lớn chuyên gác sòng cho Ba Trình là Luông điếc. Mối quan hệ của Năm Cam với tên này, về sau hết sức chặt chẽ, do Năm Cam phát hiện ra máu liều lĩnh của Luông điếc cộng thêm sự trung thành của Luông đã thử thách qua nhiều lần để tỏ ra tin cậy được.
Trúc đã sinh ra đứa con thứ năm, một đứa con trai. Về sau, chính Trương Hiền Bảo, tên đứa con này, là đứa con được Năm Cam kỳ vọng sẽ đủ bản lĩnh và thủ đoạn để có thể tiếp quản sự nghiệp giang hồ của mình. Đó là chuyện sau này, còn lúc bấy giờ, gánh nặng của Hai dái, năm đứa con với Trúc, Thọ-con chị Tư Xẩm và hai đứa con với Mai, đã làm cho Năm Cam phải xoay sở đủ các kiểu hầu có thể duy trì được cuộc sống tạm gọi là sung túc cho cả ba gia đình.
Năm Cam đã thôi là một tên anh chị có máu liều lĩnh từ lúc rút ra được các bài học nhãn tiền của các bậc đàn anh. Y nghiệm ra được một điều, để có thể tiến lên vị trí số 1 của giang hồ không khó, nhưng có thể giữ được sự an toàn cho bản thân ở vị trí ấy, tất cả những kẻ đi trước đã không làm được.
Vụ bắn nhau giữa băng người nhái và băng nhảy dù đã làm cho Năm Cam quyết định sẽ không bao giờ trực tiếp đối đầu với bất kỳ ai, dù có ở vị thế kém cõi hơn y.
Lúc đó, khoảng hơn 30 quán bar ở đường Tự Do (Đồng Khởi bây giờ) và dọc mé sông Sài Gòn, đều phải đóng hụi chết cho nhóm người nhái, một đơn vị lính đánh thuê của Hải quân, do Châu Nhị cầm đầu. Hàng loạt tên tuổi dưới trướng của Châu Nhị đều là tay dữ dội: Tầm nhái, Tòng bác sĩ, Trọng Tấn..v..v. Sỡ dĩ bọn này có thể tác yêu tác quái vì một lý do đơn giản: Nguyễn Cao Kỳ-phó tổng thống, đã sử dụng Châu Nhị-một võ sĩ huyền đai nhị đẳng Thái Cực Đạo, làm cận vệ. Máu của anh chàng du đảng trường Bưởi đã làm cho kỳ, dù đã được đỉnh cao của quyền lực, vẫn thích vai trò của một người hùng theo kiễu giang hồ du đãng.
Quyền lợi của băng người nhái do băng Châu Nhị cầm đầu, bòn rút từ các snacbar nhan nhản ở khu trung tâm Sài Gòn, từ các đầu mối buôn bán heroin cho lính Mỹ và sau này là do giới dân chơi thủ đô, từ những phi vụ đỗi tiền dolla xanh đỏ. Số tiền kiếm được đủ để cho toàn bộ những tay máu mặt giang hồ này ăn chơi trụy lạc và bao nhân tình là các cô vũ nữ, chiêu đãi viên snacbar hoặc những cô tiểu thư con nhà gia thế nhưng thích một cuộc sống thiêu thân.
Băng nhảy dù tôn Hơiï điên lên làm người cầm trịch vì y gan dạ, liều mạng một cách rất du côn. Tuy lực lượng có phần bùng hậu hơn, vì tập trung được những tên nhảy dù xem mạng sống như trò đùa, nhưng quyền lợi của băng Hợi điên không được như băng người nhái. Có hai lý do cho việc này;Băng nhảy dù- từ lúc được đương kim tổng thống tin cậy, rút về luân phiên bảo vệ dinh Độc Lập với quân số cả tiểu đoàn, mới có cơ hội tiến công vào khu trung tâm Sài Gòn với toàn bộ những thứ ăn chơi thời thượng dành cho những kẻ lắm tiền dư thì giờ. Trâu chậm uống nước đục, những nơi béo bở đã lọt hết vào những tay anh chị đứng chân từ lâu, còn lại- Hợi điên và các chiến hữu, chỉ còn những xương xẩu vụn vặt. Kế đến, lực lượng hải kích tức là người nhái hải quân, với đặc trưng của công việc, đều được cấp súng gắn để lúc nào cũng kè kè bên hông, đủ để làm nản lòng những tay anh chị khét tiếng vốn thành danh từ mã tấu, dao lê. Trong khi đó, những đơn vị tác chiến trực tiếp, kể cả binh chủng nhảy dù vốn được xem là con cưng của quân đội miền Nam, cũng chỉ được cấp Colt 45 với cỡ nòng 11 ly 42, cho cấp chỉ huy đại đội và quản lý khá chặt chẽ. Chẳng lẽ có chuyện đụng độ lại vác M79 hoặc M16 đi ngờ ngờ ngoài phố xá?
Như bao chàng trai tứ chiến khác, Hơi điên cũng có cho mình một ả giang hồ gọi là bà vợ. Và cũng theo thói thường, ả suốt ngày ca cẩm với Hợi về việc " thua chị kém em". Hơi điên lao vào cuộc tranh chấp không ngừng nghỉ với các hảo hán khác cũng vì một phần về việc này.
Sự so kè tranh chấp ngấm ngầm quyền lợi các băng tuy chưa xảy ra vụ đụng độ nào lớn nhưng cũng làm cho tất cả những tay giang hồ khoát áo lính phải cảnh giác. Cuối cùng thì tất cả vui vẻ chấp nhận một giải pháp ôn hoà. Hợi điên đồng ý sẽ đi gặp Châu Nhị để cùng nhau chia chác quyền lợi. Mảnh đất Sài Gòn quá màu mỡ và quá rộng lớn, đủ để nuôi sống toàn bộ giới giang hồ, vấn đề đó la phương pháp thương lượng, phân chia sao cho sòng phảng mà thôi!
Aû đàn bà của Hợi lại là kẻ duy nhất phản đối biện pháp thương lượng hoà bình. Aû òn ỉ với gã trung uý nhảy dù khét tiếng táo tợn, hung bạo:
- Bọn người nhái đâu phải là đối thủ của anh? Anh nhận chia chác với bọn nó làm gì? Bọn nó sợ băng của anh mới phải lùi bước, sau này có cơ hội, dễ gì bọn nó tha anh? Thằng Châu Nhị , anh tin được ở nó sao?
Nghe "con rắn trên cành táo" ton hót, Hợi điên đâm ra nghĩ ngợi. Thấy có vẻ chồng đã xuôi tai, ả bồi luôn:
- Chi bằng, bây giờ bọn nó tưởng anh đồng ý hòa hoãn sẽ mất hết cảnh giác, anh đem lực lượng của anh lên đẩy sạch bọn nó là xong!Đất Sài Gòn này, ai dám đứng ra đối đầu với anh? Lúc đo,ù anh tha hồ...
Đúng ngày định mệnh ấy, Hợi điên khoác lên mình chiếc áo giáp chống đạn và mang theo khẩu súng tiểu liên tiến công CAR15- thường được lính miền Nam gọi là M18. Theo Hợi điên trên chiếc xe có gắn đại liên M60 có đầy đủ mặt Kha, Tám, Thanh... Đã cho trinh sát đi thực tế trước để báo lại vị trí của " địch", Hợi xộc luôn vào phòng trà Tự Do của ca sĩ Khánh Ly làm chủ, chĩa luôn khẩu súng tiểu liên về phía Châu Nhị xiết cò!
Châu Nhị đang ngồi tán gẫu cùng cô thâu ngân với ly whisky trước mặt, vừa thấy Hợi điên xộc vào đằng đằng sát khí vội thò tay vào bụng rút khẩu rulaeu nòng trung ra toan chống trả. Loạt đạn 5ly 56 đã quất Châu Nhị gục xuống tại chỗ trên tay còn lăm lăm khẩu súng ngắn!
Vừa nghe đạn nổ, Trọng Tấn và băng người nhái đang ngồi ở bàn gần bar vội lăn luôn xuống đất. Hợi điên diệt xong đối thủ vội quay ra cửa... Trọng Tấn- phó tướng của Châu Nhị, với bộ thần kinh bằng thép và phản của một người lính, đã rút kịp súng ngắn dấu trong chiếc áo mưa trên ghế, nã luôn vào gáy của Hợi. Aùo giáp của Mỹ đã không che được phần đầu của gã trung uý nhảy dù, gã ngã xuống trong vòng tay Kha và Thanh. Vừa dìu được chủ tướng ra xe Jeep, Kha phải ngậm ngùi vuốt mắt cho Hợi. Gã sĩ quan nhảy dù khét tiếng du côn đã chết trên tay của đồng bọn bởi một viên đạn rulaeu duy nhứt phá nát phần hậu não.
Thế là ngay trong một ngày, giang hồ Sài Gòn mất hai con cọp dữ bởi một nguyên nhân hết sức nực cười: đàn bà!
Vụ thanh toán đẫm máu ấy của băng nhảy dù và băng người nhái đã làm Năm Cam thức ngộ được nhiều điều. Y hiểu rằng, đất Sài Gòn màu mỡ có đủ chỗ cho mọi dân giang hồ, nếu còn có thể xử lý ôn hòa để cùng sống, cùng chia chác vẫn tốt hơn thanh toán đối thủ. Khi không còn con đường nào khác, việc sử dụng biện pháp mạnh, phải hết sức khéo léo và phải đến nơi đến chốn mới không bị trả đũa. Thứ hai, y cho rằng: là một đàn anh, dứt khoát không để lung lạc, sai khiến
Chiến sự nổ ra ác liệt ở Phước Long, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống ăn chơi của Sài Gòn. Các tay chơi rửng mỡ vẫn lui tới các tụ điểm vui trơi giải trí hợp pháp và bất hợp pháp, trong đó, hấp dẫn nhất vẫn là các sòng bạc.
Bà Bảy Quăn vẫn nổi danh giàu có bởi các dịch vụ đeo thoe cờ bạc như cho vay, cầm đồ... Bé Bòn, hung thần của Chí Hòa thuở nào, giờ đây cũng là một sĩ quan ban 2 của tiểu khu Gia Định và đỡ đần cho ông anh vợ của mình là Tư Chánh mỡ sòng bạc ở khu Bà Chiểu.
Năm Cam vẫn sống một cách thong dong bằng nghề cờ bạc. Y đã kiếm tiền không ít bằng cách đánh bạc với các tay có máu mặt trong giới làm ăn, tất nhiên- để lọt vào với trưởng giả thượng lưu Sài Gòn kiếm chác, Năm Cam phải nhờ cậy đến những tay sĩ quan quân đội khác.
Bác sĩ Quang-trưởng khu 5. Tổng y viện Cộng Hòa, bây giờ là bệnh viện 175, quen biết với Năm Cam đã thọ ơn Năm Cam và tình nguyện dắt mối cho y kiếm chác. Oâng ta có một ngôi nhà bị cháy bởi chiến sự năm Mậu Thân, đã bày sòng ngay trong bệnh viện với các tay chơi cũng là bác sĩ của Tổng y viện; Năm Cam đã được đưa vào để trổ ngón và vét sạch túi của những người bạn đồng nghiệp bác sĩ Quang. Năm Cam đã giao cho bác sĩ Quang một số tiền khá lớn để ông ta xây cho mình một cơ ngơi. Từ đó đến sau này, đối với bác sĩ Quang, Năm Cam là số 1.
Cuộc sống của một tên cờ bạc chuyên nghiệp trôi qua một cách êm ả, cho đến tận ngày quân giải phóng nổ súng tiến công thị xã Buôn Mê Thuột...
Nhanh đến độ không ai ngờ, mặt trận Tây nguyên tan vỡ dẫn đến việc xóa sổ trung đoàn 2 trong một cuộc tháo chạy toán loạn, được gọi một cách văn hoa là di tản chiến thuật!
Rồi thì quân đoàn 1 trấn giữ các tỉnh phía Bắc Trị Thiên cũng tuỳ nghi di tản. Chiến sự lan nhanh đến Long Khánh và cuối cùng cũng kết thúc số phận quân đoàn 3 bằng sự thất trận của viên tướng trẻ Lê Minh Đảo, tư lệnh sư đoàn 18...Hai trái bom CBU5 đã không thể cứu vãn cục diện đã quá mức tồi tệ...
Năm Cam cũng được gọi về căn cứ Quân vận ở khu Long Bình trình diện. Nơm nớp lo sợ cho viễn cảnh phải cầm đến khẩu M16 để bắn nhau, Năm Cam tìm cách chuồn khỏi đơn vị như hầu hết các vị chỉ huy của mình.
Đại tá Lê Quí Đỏ, cục trưởng cục quân vận và đích thân trung tướng Đồng Văn Khuyên tổng cục trưởng tiếp viện đã có mặt ở cổng 3 căn cứ Long Bình để ngăn đám binh sĩ dưới quyền rã ngủ. Thế nhưng, bọn sĩ quan cao cấp khác ở mọi đơn vị, đến gần sát ngày 30-04-1975, hai vị chỉ huy lặng lẽ biến mất khỏi vị trí chiến đấu! Cũng chẳng trách được họ, ngay cả tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tướng Kỳ nổi tiếng hiếu chiến và trung tứơng Vĩnh Lộc- kẻ vừa tạm thay quyền cho đại tướng Cao Văn Viên đã chuồn mất, cũng kẻ trước người sau,ôm đồ tế nhuyễn-của riêng tây, trèo lên máy bay tếch khỏi một Sài Gòn hỗn loạn.
Năm Cam, một hạ sĩ lái xe nhưng chẳng bao giờ có mặt tại đơn vị, để tốn hàng tháng một số tiền để mua chân lính kiểng, lẽ dĩ nhiên chẳng dại gì mà ở lại quân đội bại trận vào giờ phút cuối cùng. Y về đến nhà vào chiều 29. Đến sáng 30, Năm Cam cũng tìm ra bến tàu để dò dẫm cách di tản khỏi Việt Nam, nhưng bên cạnh y là Trúc với 5 đứa con: Lan, Ngọc, Aùnh, Vũ, Bảo... Rồi lại còn Mai với hai đứa con: Nhung, Cang... việc rời bỏ quê hương để tìm đến xứ lạ quê người, là điều quá sức với tên cờ bạc chuyên nghiệp như y.
Cuối cùng thì chiếc T54 của quân đội cách mạng đã ủi sập cánh cổng sắt dinh Độc Lập, kết thúc sự tồn tại cái gọi là VNCH.
Ngay trong hẻm 148 Tôn Đản, Năm Cam nhìn thấy một con người cách mạng bằng xương bằng thịt và gây cho y một ấn tượng đến mãi sau này khi y đã vào tù ra khám không ít lần.
Chị Uùt, một phụ nữ hết sức bình thường làm nghề thợ may, đã có chồng là Hùng-một viên cảnh sát đặc biệt chuyên theo dõi việc bắt bớ Việt Cộng năm vùng. Một nách ba đứa con, chị lầm lũi lo việc nhà và tỏ ra một người vợ đảm đang.
Một lần, ông trưởng khóm-nổi tiếng là mẫn cán trong việc rình mò dòm ngó các đối tượng khả nghi để báo cho mật vụ, đã nhận được một lá thơ dúi ngay cánh cửa nhà với nội dung yêu cầu ông ta từ chức. Thay vì sợ hãi, ông ta đem lá thư lên trình cho ban cảnh sát đặc biệt để tỏ ra mình rất tận tuỵ trong việc chống cộng. Sau đó hằng đêm, câhn đi ủng tay cầm mã tấu bụng lận súng ngắn dắt theo vài ba chú nhỏ nhân dân tự vệ, ông tiếp tục đi rình mò chỉ điểm. Năm Cam còn nhớ tên ông ta là Chín Ngang...
Vài hôm sau,ông ghé lại quán càfê của vợ Năm Cam gọi một ly soda chanh đường. Trên tay ông bế một đứa bé con hằng xóm mà ông rất thương, ông múc từng muỗng nước cho đứa bé. Năm Cam nhớ lại, lúc bấy giờ, một thiếu niên vào khoảng 15-16 tuổi, lảng vảng ở đầu hẻm. Ơû xa hơn có một chiếc honda chờ sẵn và một cô gái trạc ngoài hai mươi cũng có mặt như một kẻ tình cờ.
Có lẽ vướng đứa bé trong tay ông trưởng khóm, cậu thiếu niên cứ rụt rè mãi. Oâng trưởng khóm trả tiền nước cho Trúc rồi bế đứa nhỏ đi về nhà. Cậu thiếu niên lập tức đi theo. Năm Cam hơi ngạc nhiên nên nhìn theo. Oâng trưởng khóm trao đứa bẻ lại cho mẹ của nó rồi đi thẳng về nhà; thấy thời cơ, cậu thiếu niên tiến đến thẳng ông ta.
- Nhân danh cách mạng, tôi thi hành án tử hình ông!
Ba, bốn phát súng đanh gọn vang lên, ông trưởng khóm ngã xuống đất chết tươi. Cậu thiếu niên lập tức nhét súng vào cạp quần rảo bước đi ra đầu hẻm. Rủi ro làm sao, Hùng- tên cảnh sát đặc biệt, đang nghĩ ở nhà vừa đi ra khu cầu cá, nhìn thấy rõ mọi việc, y lao đến cậu thiếu niên ôm lấy cậu ta vật xuống đất.
Cô lật đật chạy từ đầu hẻm vào đến nơi, vội rút khẩu K54 ra... Tuy nhiên, gã cảnh sát đặc biệt và cậu thiếu niên vật nhau loạn xạ khiến cho cô lúng túng không biết phải xử trí ra làm sao. Cuối cùng thấy tiếng còi hụ xe cảnh sát đã vang lên ở đầu đường, cô bắn luôn một phát. Không biết vì hấp tấp hay kỹ thuật sử dụng súng chưa thành thạo, viên đạn thay vì đẩy gã cảnh sát khỏi đồng đội, lại găm luôn vào chân gã thiếu niên!
Hoảng hồn, Hùng buông vội kẻ địch, chạy láng quáng vào cuối hẻm.
Dìu cậu thiếu niên ra đầu hẻm, cô gái lột bớt một chiếc áo ngoài buộc vết thương cho cậu. Nhìn về phía bọn cảnh sát, nhân dân tự vệ đang hăm hở lao đến, cô gái vẫy luôn mấy phát súng. Một tên sĩ quan cảnh sát trúng đạn vào ngực lăn ra mặt đường.
Cuối cùng thì sau một lúc chống trả vô vọng, đạn hết, vòng vây càng lúc càng xiết chặt, cô gái và bọn thiếu niên lọt vào vòng tay bọn cảnh sát. Tên Hùng lúc này mới hoàng hồn, đi nghênh ngang gặp đồng nghiệp để khoe chiến tích vật nhau với Việt cộng của mình, dĩ nhiên, gã lờ tịt đi chi tiết đó chỉ là một cậu bé con loắt choắt và cảnh mất hồn của mình khi suýt bị cô gái bắn chết!
Thế nhưng, ngày Sài Gòn rợp bóng cờ đỏ sao vàng, cả xóm bàng hoàng khi thấy chị Uùt, vợ của gã cảnh sát đặc biệt chuyên săn lùng Việt cộng này, đeo súng dắt theo một số bộ đội vũ trang, đến nhà để bắt Hùng. Hoá ra, chị chính là Việt cộng nằm vùng!
Khẩu súng rulaeu của Hùng, đã bị chị Uùt lén đem dấu tự lúc nào. Gã tái mặt khi biết được " cô vợ Việt cộng’ của mình là một cán bộ chịu trách nhiệm tiếp thu chính là bộ phận Phượng Hoàng của mình.
Sau khi chồng đi học tập cải tạo theo chính sách chung,chị Uùt tần tảo nuôi một nách ba con lại phải nuôi cả Hùng suốt thời gian trường trại.
Năm Cam chợt nhận ra, chính quyền cách mạng, với những con người sẵn sàng hy sinh mọi thứ kể cả hạnh phúc riêng tư như chị Uùt, thật khác xa với chế độ Thiệu đã mục ruỗng. Y hiểu ra một điều: những con người vô lại, như y và các chiến hữu, sẽ khó có đất dung thân.
key : cuoc doi cua nam cam phan 6 , CUỘC ĐỜI CỦA NĂM CAM - Phần 6